Trong bối cảnh xây dựng nhà ở dân dụng tại Việt Nam hiện nay, các công ty chuyên nghiệp trong mảng này không nhiều. Điều đáng tiếc là, do chi phí cao, chủ nhà thường không chọn những nhà thầu chuyên nghiệp mà thay vào đó là những tổ đội thợ tự do...

Thi công, một câu chuyện dài và không kém phần phức tạp như thiết kế, nhưng lại chứa đựng nhiều rủi ro hơn. Khi bước vào thi công, chúng ta không thể dễ dàng "đập bỏ xây mới" như trong giai đoạn thiết kế.

Trong bối cảnh xây dựng nhà ở dân dụng tại Việt Nam hiện nay, các công ty chuyên nghiệp trong mảng này không nhiều. Điều đáng tiếc là, do chi phí cao, chủ nhà thường không chọn những nhà thầu chuyên nghiệp mà thay vào đó là những tổ đội thợ tự do. Trong quá trình giám sát tác giả, I.HOUSE cũng không ít lần gặp nhiều anh "cai thầu" tay ngang không đọc nổi bản vẽ, không thể đọc bản vẽ và trình độ quản lý thi công còn nhiều hạn chế. Họ chỉ huy thợ theo thói quen, gây ra những sai lầm vô lý và ngớ ngẩn, thực sự là cơn "ác mộng" của các kiến trúc sư..

Để ra được bản vẽ kỹ thuật sau khi chốt thiết kế và trả hồ sơ cho khách hàng, là rất nhiều thời gian, công sức và chất xám của kiến trúc sư - người có cái nhìn tổng quan nhất cho việc thi công. Oái ăm thay, quá nhiều thực tế đã trả lời, nhiều lúc bản vẽ chỉ để "hồ sơ" dày và thêm đẹp, vì lúc thi công, sử dụng đến 50% đã là sự may mắn rồi. Rất nhiều chỉ dẫn trong các bản vẽ thiết kế kỹ thuật không được thực hiện, vì không biết, các hưỡng dẫn thi công, chỉ định vật tư… với các tổ đội thì gần như chỉ là bản tham khảo trang trí. Ở đây, cũng không loại trừ các trường hợp, nhà thầu báo giá trọn gói cả vật tư và nhân công với chủ đầu tư khi chưa xem kỹ thiết kế, và đến khi được giao, nếu làm đúng thì sẽ phát sinh rất nhiều chi phí…

Thái độ làm việc chưa chuyên nghiệp trong thi công của các nhà thầu, đặc biệt là sự thiếu tôn trọng thiết kế, sự tự ý "sáng tạo" hồn nhiên, cũng là một nguyên nhân làm cho thực tế xảy ra nhiều vấn đề… khác đi so với bản vẽ thiết kế. Và tất nhiên, hễ có vấn đề, là họ sẽ tư vấn cho chủ nhà giải pháp thay thế, đáng buồn là, đa phần các giải pháp này đều không phải tối ưu, thậm chí rất tệ. Nhiều trường hợp, do chủ nhà không có chuyên môn về nghề, các nhà thầu thi công hay cố tình chỉnh sửa sao cho dễ, cho nhanh và để "lãi" nhiều nhất… 

Hậu quả có thể nhẹ, dễ xử lý, hoặc có thể trầm trọng mà việc xử lý khó khăn tốn kém… vì "em đi xa anh quá"… Và rồi, chủ nhà hay xót của nên buộc phải dồn vào tình cảnh "tặc lưỡi" chấp nhận, tức là công trình sẽ không còn theo đúng thiết kế - thành quả "tổ ấm" trên giấy có được từ biết bao nhiêu ngày tháng nghiên cứu, điều chỉnh và đồng hành cùng kiến trúc sư…