Từ thiết kế 3D đến "hình hài" trên thực tế là một khoảng cách rất-không-hề-nhỏ, ai trong nghề thiết kế kiến trúc, đặc biệt kiến trúc tối giản xanh ắt đều có nhiều trải nghiệm với điều này. Công trình trong quá trình thi công cho đến khi hoàn thiện, rất hiếm khi được tuân thủ 100% theo thiết kế ban đầu, vì thế, việc điều chỉnh thay đổi ít hay nhiều, dù muốn hay không, người kiến trúc sư cũng phải đối diện và chấp nhận hiện thực này.
Từ thiết kế 3D đến "hình hài" trên thực tế là một khoảng cách rất-không-hề-nhỏ, ai trong nghề thiết kế kiến trúc ắt đều có nhiều trải nghiệm với điều này. Công trình trong quá trình thi công cho đến khi hoàn thiện, rất hiếm khi được tuân thủ 100% theo thiết kế ban đầu, vì thế, việc điều chỉnh thay đổi ít hay nhiều, dù muốn hay không, người kiến trúc sư cũng phải đối diện và chấp nhận hiện thực này.
 
Thực tế, đa phần, sẽ không đúng như bản vẽ 3D (đã được chốt) - đó là một… thực tế! Dù thực tế là... cả chủ nhà và kiến trúc sư đã dành cả nửa năm, có khi đến cả năm mới chốt được phương án cùng nhau.
 
Ban đầu, khi có một dự định về chuyện xây sửa nhà cửa, phần lớn chủ đầu tư không biết bắt đầu từ đâu với quá nhiều mong muốn, ý tưởng hàng loạt hiện lên trong đầu. Thật khó để cụ thể, "hình hài" hoá những nhu cầu như thế. Đây là lúc kiến trúc sư xuất hiện, từ vai trò tư vấn, lên phương án bố trí mặt bằng, thiết kế 3D, đến triển khai bản vẽ kỹ thuật và nhiều công đoạn khác trước khi thi công. Có thể nói, kiến trúc sư chính là người "khai thông" sự bế tắc ban đầu của chủ đầu tư.
 
Và ngay sau đó, sau khi cầm hồ sơ thiết kế trong tay, khi đã thấy "ngôi nhà mơ ước" của bản thân và gia đình" đã hiện diện trên giấy, lúc này, chủ đầu tư đã có đủ hình dung và căn cứ cho việc "điều chỉnh theo ý muốn" vì... nhìn không được đẹp! Những thay đổi này có thể ở nhiều mức độ khác nhau và thường cho kết quả "không vui" nhiều hơn tốt. Bản vẽ kiến trúc, thậm chí cả bản vẽ kỹ thuật thi công, nhiều trường hợp, chỉ còn chức năng tham khảo... Dù chủ nhà đã trả phí thiết kế hay chưa, việc yêu cầu họ tuân thủ bản vẽ không dễ, vì thiếu hành lang pháp lý cho kiến trúc sư và rất nhiều vướng mắc giữa mong muốn khách hàng và tính thực tiễn của "sự sáng tạo".
 
Chuyện chưa dừng lại ở đó. Nhiều chủ nhà cầm bản vẽ, tự điều chỉnh và làm "tổng đạo diễn" quá trình thi công, gạt bỏ vai trò của kiến trúc sư và giá trị chuyên môn của bản vẽ ra ngoài. Kiến trúc sư có vẻ "nhàn thân" hơn nhưng… việc tự điều chỉnh chẳng mấy khi suôn sẻ, và hễ gặp vấn đề không giải quyết nổi, lại gọi kiến trúc sư…
Nhiều câu chuyện dở khóc dở cười của nghề, cũng bắt đầu từ đây…

Liên hệ với chúng tôi